Bối cảnh (1209-1244) Liên_minh_Frank-Mông_Cổ

Trong tâm trí nhiều người Tây Âu, từ lâu đã rộ ra tin đồn rằng một đồng minh đến từ phương Đông sẽ giúp đỡ người Kitô giáo. Những tin đồn sớm nhất xuất hiện vào cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099), và ngày càng phổ biến rộng rãi hơn sau khi Thập tự quân bị quân Hồi giáo đánh bại trong một trận đánh. Một truyền thuyết phát sinh về một nhân vật được gọi là Tư tế Gioan, sống ở nước Ấn Độ xa xôi, Trung Á, hoặc thậm chí là ở Ethiopia. Huyền thoại này đã phát triển theo một chiều hướng, và người châu Âu tin rằng một số nhân vật đến từ phương Đông đã được chào đón với kỳ vọng rằng, có thể họ được gửi đến bởi Tư tế Gioan để giúp dân chúng Kitô giáo. Năm 1210, tin tức về một trận đánh của một người Mông Cổ tên là Khuất Xuất Luật (mất 1218), nhà lãnh đạo của bộ tộc Nãi Man, một tộc có dân chúng phần lớn theo Kitô giáo lan truyền đến châu Âu. Quân đội của Khuất Xuất Luật đã giao chiến với Đế quốc Hồi giáo Khwarezm dưới sự lãnh đạo của Muhammad II của Khwarezm. Một tin đồn lại lưu hành tại châu Âu rằng Khuất Xuất Luật, người đang giao tranh với những người Hồi giáo ở phía Đông chính là vị Tư tế Gioan trong truyền thuyết.[8]

Trong cuộc Thập tự chinh thứ năm (1213-1221), quân Thập tự đã thất bại trong việc bao vây thành phố Damietta của Ai Cập. Truyền thuyết về Tư tế Gioan đã tiếp tục được đúc kết với sự xuất hiện của Thành Cát Tư Hãn.[8] Người Mông Cổ đã bắt đầu xâm nhập vào thế giới Hồi giáo từ phía đông, ở TransoxianaBa Tư trong năm 1219-1221.[9] Tin đồn lưu hành trong Thập tự quân rằng một vị vua "Kitô giáo người Ấn", vua David hoặc Tư tế Gioan hoặc cũng có thể là một trong những hậu duệ của ông, đã tiến đánh người Hồi giáo từ phía đông và đang trên con đường của mình nhằm giúp đỡ các Kitô hữu trong cuộc thập tự chinh.[10] Trong một bức thư được gửi ngày 20 tháng 6 năm 1221, Đức Giáo hoàng Hônôriô III thậm chí còn đưa ra lời nhận xét ​​về "đội quân đến từ vùng Viễn Đông để giải cứu đất Thánh".[11]

Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, đế quốc Mông Cổ bị chia thành bốn phần nhỏ hay Hãn quốc, họ đã bị đẩy vào một cuộc nội chiến. Phần phía Tây Bắc là Hãn quốc Kipchak hay còn được biết đến với tên gọi Kim Trướng hãn quốc dưới quyền của Bạt Đô, thường xuyên cho quân đánh phá vào châu Âu qua đường Ba LanHungaria. Bạt Đô xưng bá ở đây do không muốn phục tùng vị Đại Hãn là em họ mình đang đóng đô ở tận Mông Cổ. Trong khi đó, phần phía Tây Nam thường được biết đên với tên gọi Y Nhi hãn quốc, dưới sự lãnh đạo của cháu nội Thành Cát Tư Hãn là Húc Liệt Ngột thường xuyên hỗ trợ anh trai mình là Hốt Tất Liệt chống lại Bạt Đô cùng con cháu ông ta. Song song với đó, Húc Liệt Ngột cũng đã mở rộng lãnh thổ của mình tới sát vùng đất thánh.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_minh_Frank-Mông_Cổ http://books.google.com/?id=3W89PVbKLZwC&pg=PA56&d... http://books.google.com/?id=OqflvIsBT_4C&pg=PR7&dq... http://books.google.com/?id=bclfdU_2lesC&printsec=... http://books.google.com/books?id=4ovTbDkRDOIC&pg=P... http://books.google.com/books?id=8ZIjyEi1pd8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=DmYeAuWUPK8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=OCGuWrNyjiEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=SYip5QLrBvAC&lpg=... http://books.google.com/books?id=SaJlbWK_-FcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Xifq5OE7174C&pg=P...